Home » CHIA SẺ » BIÊN TẬP SÁCH » TẠI SAO NHIỀU CUỐN SÁCH “DỞ ẸC” VẪN ĐƯỢC XUẤT BẢN?

TẠI SAO NHIỀU CUỐN SÁCH “DỞ ẸC” VẪN ĐƯỢC XUẤT BẢN?

Sáng nay có bạn inbox hỏi Ly tại sao lại có nhiều cuốn sách rất dở, nội dung ba xàm ba láp mà vẫn được nhà xuất bản cho in. Có mấy cuốn rất tệ mà vẫn được phát hành ra công chúng, không lẽ nhà xuất bản tư duy kém đến thế sao? Nhạc có nhạc rác, phim có phim rác, nhưng sách rác sao lại quá nhiều?

Sáng nay có bạn inbox hỏi Ly tại sao lại có nhiều cuốn sách rất dở, nội dung ba xàm ba láp mà vẫn được nhà xuất bản cho in. Có mấy cuốn rất tệ mà vẫn được phát hành ra công chúng, không lẽ nhà xuất bản tư duy kém đến thế sao? Nhạc có nhạc rác, phim có phim rác, nhưng sách rác sao lại quá nhiều?

Với thâm niên hơn 6 năm làm trong nghề biên tập sách, Ly có vài chia sẻ thế này: Sách dở thì có đầy, nhan nhản là đằng khác! Nguyên nhân khiến những cuốn sách nhảm nhí vẫn được tuồn ra ngoài cho độc giả xuất phát từ nhiều phía:

Sáng nay có bạn inbox hỏi Ly tại sao lại có nhiều cuốn sách rất dở, nội dung ba xàm ba láp mà vẫn được nhà xuất bản cho in. Có mấy cuốn rất tệ mà vẫn được phát hành ra công chúng, không lẽ nhà xuất bản tư duy kém đến thế sao? Nhạc có nhạc rác, phim có phim rác, nhưng sách rác sao lại quá nhiều?

1/ Không có nhân sự đảm nhận khâu thẩm định bản thảo

Ở nhiều công ty hay nhà xuất bản thực sự không có nhân sự đảm nhận công việc này nên khâu thẩm định bản thảo còn hời hợt và non yếu.

Với sách của các tác giả trong nước thì người thẩm định bản thảo (nhiều nơi do biên tập viên đảm nhận) đọc qua quýt bản tóm tắt nội dung sách rồi đồng ý cho biên tập để xuất bản, tới phiên trưởng phòng hay giám đốc ký duyệt thì cũng ơ hờ theo bản trình bày của nhân viên biên tập mà ký cái rẹt. Đến khi đọc bản thảo thật sự thì ơi hỡi, bao nhiêu thứ tồi tệ lòi ra, biên tập viên không muốn mất việc chỉ đành “ngậm bồ hòn làm ngọt” sửa cho xong, cứu vãn được chừng nào thì cứu.

Với sách nước ngoài thì khâu thẩm định nội dung sách còn tè le hơn. Nhiều công ty sách không có nhân viên giỏi tiếng Anh, Hoa… để thẩm định cho chính xác xem cuốn sách có đáng xuất bản ở Việt Nam không và có phù hợp với văn hóa Việt Nam không, còn đa phần chỉ đọc phần Mục lục và Giới thiệu rồi mua nên không thẩm định được sát sao. Mua về dịch xong rồi mới té ngửa! Toàn những nội dung cũ mèm, cách diễn đạt lủng củng…

Sáng nay có bạn inbox hỏi Ly tại sao lại có nhiều cuốn sách rất dở, nội dung ba xàm ba láp mà vẫn được nhà xuất bản cho in. Có mấy cuốn rất tệ mà vẫn được phát hành ra công chúng, không lẽ nhà xuất bản tư duy kém đến thế sao? Nhạc có nhạc rác, phim có phim rác, nhưng sách rác sao lại quá nhiều?

2/ Công ty sách hay nhà xuất bản cố vớt vát in

Do công ty sách hoặc nhà xuất bản đã lỡ mua bản quyền rồi hay đã thuê người dịch rồi nên kiểu như “phóng lao phải theo lao”, không in thì lỗ, in thì vớt vát được chút ít nên cứ cắm đầu cho in. Vì lợi nhuận và cũng muốn “giảm lỗ”, một số công ty sách hay nhà xuất bản vẫn cắm đầu cắm cổ cho triển khai dịch và biên tập bản thảo. Đó cũng là lý do các nhà sách tốn bộn tiền mua cả đống sách nhưng khi dịch ra lại thấy dở ẹc, nội dung thôi rồi đành phải hủy bỏ cả trăm bản thảo là chuyện thường (dù tốn tiền đến 2 lần: mua bản quyền + thuê dịch giả).

Các sếp cố vớt vát “danh dự” nên quyết định vẫn cho in và lệnh xuống biên tập viên phải chỉnh sửa sao cho tươm tất. Biên tập viên không thích cũng phải làm nên cuốn sách tệ qua biên tập không đủ trình và đam mê thì càng thê thảm. Rồi việc in cũng trót lọt! Thế là hú hồn!

Nhiều tác giả nước ngoài thuê người viết sách rồi rao bán trên Amazon nên sách cũng thượng vàng hạ cám lắm. Sách chỉ được cái Mục lục và Giới thiệu còn mấy phần khác đi tong, nhiều đoạn lặp lại hay nêu những câu chuyện lãng xẹt, chưa kể kiến thức sai bét nhè… Biên tập viên phải cắt xén bớt, không là còn kinh khủng nữa. Nếu qua tay biên tập viên tốt thì cuốn sách cũng được vớt vát ít nhiều, còn qua tay biên tập viên non tay thì chịu.

Sáng nay có bạn inbox hỏi Ly tại sao lại có nhiều cuốn sách rất dở, nội dung ba xàm ba láp mà vẫn được nhà xuất bản cho in. Có mấy cuốn rất tệ mà vẫn được phát hành ra công chúng, không lẽ nhà xuất bản tư duy kém đến thế sao? Nhạc có nhạc rác, phim có phim rác, nhưng sách rác sao lại quá nhiều?

3/ Dịch giả chưa đủ trình độ

Sách hay hay dở còn tùy thuộc trình độ ngôn ngữ của dịch giả dịch cuốn sách nữa, vì không phải công ty hay nhà sách nào cũng có đội ngũ dịch giả vừa giỏi ngoại ngữ lại vừa giỏi tiếng Việt. Những dịch giả không giỏi tiếng Việt thì câu cú diễn đạt còn kinh hơn, sửa muốn nát bét bản thảo vẫn thấy chưa ổn. Nhiều dịch giả không có lương tâm, quăng lên Google dịch, thậm chí thuê sinh viên, nhân viên thực tập dịch rồi đem bàn giao bản thảo mà không thèm đọc duyệt lại (một số công ty dịch thuật nhận sách về dịch theo kiểu này). Những dịch giả chụp giựt vậy còn cố dịch cho suôn sẻ đoạn đầu và đoạn cuối (vì biết biên tập viên thẩm định chỉ đọc lướt bản thảo ở những đoạn đó), còn những đoạn khác thì đáng vứt sọt rác hết. Đọc còn không hiểu dịch giả dịch cái gì, huống hồ là trau chuốt câu từ. Nhiều lúc các đồng nghiệp còn nói vui: “Biên tập lần 1 chẳng khác nào đi dịch lại, đọc bon mới thực là biên tập!”. Việc của biên tập đã cực lại càng cực hơn.

Sáng nay có bạn inbox hỏi Ly tại sao lại có nhiều cuốn sách rất dở, nội dung ba xàm ba láp mà vẫn được nhà xuất bản cho in. Có mấy cuốn rất tệ mà vẫn được phát hành ra công chúng, không lẽ nhà xuất bản tư duy kém đến thế sao? Nhạc có nhạc rác, phim có phim rác, nhưng sách rác sao lại quá nhiều?

4/ Trình độ của biên tập viên chưa tới

Biên tập viên được giao biên tập cuốn sách vượt quá tầm của mình chẳng khác chi “ép dầu ép mỡ” họ. Họ cứ sửa theo ý mình hiểu, mà chưa chắc đúng ý tác giả, cứ “phăng teo” thoải mái, miễn sao suôn sẻ là được mà đâu biết rằng nội dung “sai một ly đi một dặm”. Chưa kể, ở nhiều nhà sách, biên tập viên còn phải chịu áp lực số trang biên tập trong tháng để tính lương nên càng làm ẩu vì làm kỹ thì không có thời gian trong khi ở văn phòng còn bao nhiêu việc không tên: viết lời giới thiệu trên bìa sách, tìm sách mới, dò bìa…

Sáng nay có bạn inbox hỏi Ly tại sao lại có nhiều cuốn sách rất dở, nội dung ba xàm ba láp mà vẫn được nhà xuất bản cho in. Có mấy cuốn rất tệ mà vẫn được phát hành ra công chúng, không lẽ nhà xuất bản tư duy kém đến thế sao? Nhạc có nhạc rác, phim có phim rác, nhưng sách rác sao lại quá nhiều?

Chia sẻ một số điều trên là để bạn thấy: Để cuốn sách dở đến tay người đọc là LỖI của rất nhiều phía tham gia vào quy trình xuất bản cuốn sách, chứ không phải là lỗi của riêng ai.

 Nguyễn Thị Diễm Ly 

Đồng sáng lập OKAKA

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

Free WordPress Themes - Download High-quality Templates