Home » CHIA SẺ » NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ LỜI NÓI DỐI TRẮNG (WHITE LIE) ĐÁNG SUY NGẪM NGÀY CÁ THÁNG TƯ

NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ LỜI NÓI DỐI TRẮNG (WHITE LIE) ĐÁNG SUY NGẪM NGÀY CÁ THÁNG TƯ

Cá tháng Tư hàng năm đã trở thành Ngày Quốc tế Nói dối và rất nhiều người đã ăn phải những cú lừa ngoạn mục trong ngày này. Ly thì chưa bị lừa cú nào nhưng hôm nay cứ ngồi nghĩ về những câu chuyện về lời nói dối trắng (white lie) mà Ly từng đọc được hay xem được:

Cá tháng Tư hàng năm đã trở thành Ngày Quốc tế Nói dối và rất nhiều người đã ăn phải những cú lừa ngoạn mục trong ngày này. Ly thì chưa bị lừa cú nào nhưng hôm nay cứ ngồi nghĩ về những câu chuyện về lời nói dối trắng (white lie) mà Ly từng đọc được hay xem được:

1/ Nhớ hồi đọc tác phẩm “Những người khốn khổ” (Les Misérables) của Victor Hugo (1802 – 1885), Ly không thể quên được “lời nói dối trắng” của giám mục Myriel với cảnh sát nhằm đỡ tội cho Jean Valjean vì đã ăn cắp bộ đồ bạc. Chính hành động vị tha đó của vị giám mục đã đánh động tâm can Jean để rồi sau này anh hoàn lương trở thành ông thị trưởng ngay thẳng, nhân hậu. “Lời nói dối trắng” thứ hai là từ bà soeur phụ trách tu viện kín khi cố bảo vệ Jean Valjean và Cosette khỏi sự truy lùng gắt gao của Javert. Cả hai lời nói dối đều đến từ những người “tưởng như không bao giờ nói dối” nhưng họ đã làm vậy vì tình thương và vì con tim mách bảo.

Cá tháng Tư hàng năm đã trở thành Ngày Quốc tế Nói dối và rất nhiều người đã ăn phải những cú lừa ngoạn mục trong ngày này. Ly thì chưa bị lừa cú nào nhưng hôm nay cứ ngồi nghĩ về những câu chuyện về lời nói dối trắng (white lie) mà Ly từng đọc được hay xem được:

2/ Ly nhớ trong câu chuyện Chiếc lá cuối cùng của nhà văn Mỹ O. Henry cũng có đề cập đến một “lời nói dối trắng”. Chuyện kể về Sue và Johnsy – hai nữ họa sĩ trẻ sống trong một khu nhà trọ, nơi họa sĩ già Behrman cũng sống ở đó. Mùa đông năm ấy, Johnsy bị bệnh sưng phổi nặng, cộng thêm nghèo túng khiến cô tuyệt vọng không muốn sống nữa và nghĩ quẩn rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống thì đó cũng sẽ là lúc cô lìa đời. Sue vô cùng lo lắng và hết lòng chạy chữa cho bạn nhưng vô ích. Cuối cùng chiếc lá không rụng trong đêm bão lớn đã khiến Johnsy nghĩ lại, thắp lên niềm hy vọng được sống. Khi đã qua cơn nguy hiểm, Johnsy mới hay chính cụ Berman đã đội mưa gió để vẽ chiếc lá ấy nhằm cứu mình và cụ đã qua đời vì bệnh sưng phổi. Chiếc lá “giả” và hành động “làm dối” của cụ Berman đã cứu sống được cả một mạng người.

Cá tháng Tư hàng năm đã trở thành Ngày Quốc tế Nói dối và rất nhiều người đã ăn phải những cú lừa ngoạn mục trong ngày này. Ly thì chưa bị lừa cú nào nhưng hôm nay cứ ngồi nghĩ về những câu chuyện về lời nói dối trắng (white lie) mà Ly từng đọc được hay xem được:

3/ Câu chuyện thứ ba Ly nhớ diễn ra ở một cửa hàng ăn. Chuyện bắt đầu khi hai cha con (người cha bị mù) bước vào quán. Cậu con trai cố gọi hai bát mì bò thật to, cốt để cho cha nghe, nhưng lại nói nhỏ với chủ quán là chỉ làm một bát có thịt vì không đủ tiền. Cậu chuyển bát mì bò sang cho cha nhưng người cha cứ khuấy đũa để gắp thịt sang cho cậu, còn cậu lẳng lặng gắp miếng thịt trả về bát của cha và bảo bát của mình đã đầy ắp thịt. Người chủ quán thấy vậy đã bưng lên đĩa thịt bò cho hai cha con và nói rằng đây là quà biếu khách hàng nhân dịp kỉ niệm ngày mở quán. Những “lời nói dối trắng” ân cần của cậu thanh niên thể hiện sự yêu thương vô hạn đối với cha, đồng thời khiến cho một lời nói dối khác tiếp tục được đưa ra, đó là lời nói dối của bà chủ quán đối với khách hàng thể hiện sự tốt bụng của người bán hàng.

Cá tháng Tư hàng năm đã trở thành Ngày Quốc tế Nói dối và rất nhiều người đã ăn phải những cú lừa ngoạn mục trong ngày này. Ly thì chưa bị lừa cú nào nhưng hôm nay cứ ngồi nghĩ về những câu chuyện về lời nói dối trắng (white lie) mà Ly từng đọc được hay xem được:

(Nguồn: giadinh.net.vn)

4/ Một câu chuyện khác nữa Ly không tài nào quên được là về “lời nói dối trắng” của người cha nghèo, lúc nào cũng giành ăn đầu và xương cá, để phần thịt cá lại cho con với lý do: “Vì cha già rồi, hay đau đầu, nên ăn đầu thì nó sẽ bớt đau – cái này gọi là ăn óc bổ óc, hiểu không? Xương yếu, ăn xương thì sẽ cứng cáp hơn” hay: “Hồi nhỏ, ông bà nội cho cha ăn thịt suốt, giờ nhìn thịt là cha thấy ớn quá, sau này lớn các con cũng như cha thôi!”. Để rồi cậu con cứ đinh ninh là cha nói thật. Chỉ đến khi lập gia đình, khi nhìn con cá chiên cúng giỗ 10 năm cho ba, cậu mới choạt ngậm ngùi nhớ cha và cũng giành ăn đầu cá. Đến khi cô con gái nhỏ là thắc mắc: “Sao hôm nay ba lại ăn đầu, nó lắm xương, nó sẽ làm đau ba đấy!”, anh lại bảo đúng như những lời xưa kia ba anh đã bảo anh.

Cá tháng Tư hàng năm đã trở thành Ngày Quốc tế Nói dối và rất nhiều người đã ăn phải những cú lừa ngoạn mục trong ngày này. Ly thì chưa bị lừa cú nào nhưng hôm nay cứ ngồi nghĩ về những câu chuyện về lời nói dối trắng (white lie) mà Ly từng đọc được hay xem được:

(Nguồn: vietbao.vn)

5/ Ly cũng không nguôi xúc động khi xem clip 8 “lời nói dối trắng” của mẹ:

Lời nói dối thứ nhất của mẹ: Con ăn đi, mẹ không đói!

Lời nói dối thứ hai của mẹ: Mẹ không thích ăn cá, con ăn đi!

Lời nói dối thứ ba của mẹ: Mẹ không mệt, con ngủ tiếp đi!

Lời nói dối thứ tư của mẹ: Uống đi con, mẹ không khát!

Lời nói dối thứ năm của mẹ: Em ở vậy được rồi!

Lời nói dối thứ sáu của mẹ: Mẹ không thiếu tiền, con trai!

Lời nói dối thứ bảy của mẹ: Mẹ không quen sống ở thành phố. Ở quê, mẹ quen rồi!

Lời nói dối thứ tám của mẹ: Đừng lo, mẹ không đau đâu!

(Nguồn: YouTube)

Trên đây là những câu chuyện cảm động Ly còn nhớ về những “lời nói dối trắng”. Bạn còn biết câu chuyện nào khác nữa cùng chủ đề thì comment dưới đây nhé!

Nguyễn Thị Diễm Ly 

Đồng sáng lập OKAKA

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

Free WordPress Themes - Download High-quality Templates